You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Chuyển đổi số
2936 lượt xem

Chuyển đổi số dưới góc nhìn doanh nghiệp

Chuyển đổi số dưới góc nhìn doanh nghiệp

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đứng từ góc độ một doanh nghiệp trong ngành để xem xét về chuyển đổi số, với 3 nội dung chính:

  1. 5 mảng cần lưu ý trong chuyển đổi số
  2. 4 động lực chuyển đổi số
  3. 4 nguồn lợi thế cạnh tranh truyền thống không còn đúng

5 mảng cần lưu ý trong chuyển đổi số

5 mảng cần lưu ý trong chuyển đổi số5 mảng cần lưu ý trong chuyển đổi số

Chuyển đổi kỹ thuật số có khả năng đột phá theo nhiều cách khác nhau. Theo ông Dave Rogers, giảng viên Executive Education của Đại học Columbia thì có năm lĩnh vực mà chúng ta nên đặc biệt lưu ý.

Dữ liệu (Data)

Đầu tiên là dữ liệu. Dữ liệu có ở khắp mọi nơi: trên các mạng xã hội, di động, v.v. Các công ty không chỉ thu thập một lượng lớn dữ liệu có sẵn từ người tiêu dùng, mà còn vận dụng hiệu quả để thúc đẩy kinh doanh, bán sản phẩm.

Sự đổi mới / sáng tạo (Innovation)

Mảng thứ hai là sự đổi mới/ sáng tạo. Trong nền kinh tế số, chúng ta thấy khả năng thử nghiệm và triển khai nhanh chóng các đổi mới, sáng tạo mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Chính điều này lại càng đẩy nhanh chu trình đổi mới và cho phép các công ty chạy thử nghiệm sản phẩm real-time (ngay tức thì) và với chi phí rất thấp. Facebook có thể cung cấp các tính năng mới và các dịch vụ mới trên nền tảng của mình để vừa test, vừa học, vừa sửa và vừa kiếm tiền ngay và luôn.

Cạnh tranh

Mảng thứ ba là cạnh tranh. Một trong những sự thật về chuyển đổi số là nó giúp những người chơi mới tham gia ngành dễ dàng hơn. Do vậy, chúng ta có thể kỳ vọng gia tăng cạnh tranh trong bất kỳ lĩnh vực nào mà chuyển đổi số có tác động. Một trong số đó là nó bắt đầu làm mờ ranh giới giữa các ngành khác nhau. Các công ty đã từng là đối tác lại trở thành đối thủ. GAFA hay GAFAM (Google, Apple, Facebook, Amazon, Microsoft) cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau của không gian số.

Chắc không cần giải thích nhiều thì các nhà mạng cũng đều thấy cạnh tranh tới từ các OTT (Over-the-top) như Viber, whatsapp, messenger, zalo, v.v. hay các banks cũng đang lo sốt vó với fintech (ví điện tử, cổng thanh toán, dịch vụ tài chính, v.v.)?

Giá trị

Mảng thứ tư bị ảnh hưởng là giá trị tạo ra cho khách hàng. Có thể dễ dàng thấy những cách mới để phân phối giá trị thật sáng tạo, tận dụng công nghệ số. Uber tận dụng mạng xã hội và công nghệ di động để đem lại định vị giá trị mới cho khách hàng đang tìm kiếm dịch vụ di chuyển.

Khách hàng

Mảng cuối cùng, khách hàng. Chính khách hàng cũng đang thay đổi. Tính phổ biến của thông tin giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, ra quyết định sáng suốt hơn. Có vẻ chính vì thế họ cũng ít trung thành hơn. Hãng bán lẻ đồ điện tử Best Buy gặp phải vấn đề là nhiều khách hàng tới cửa hàng của họ, lấy mẫu các sản phẩm khác nhau, sau đó, ngay tại cửa hàng, rút ​​điện thoại di động ra, vào Amazon và mua sản phẩm trên đó. Thử hỏi ở Việt Nam có bao nhiêu người chỉ sở hữu 1 tài khoản ở 1 ngân hàng? Bao nhiêu người dùng 2+ sim điện thoại? Rõ ràng là khách hàng ngày càng trở nên tinh vi hơn, ít trung thành hơn với thương hiệu và sản phẩm. Điều này cũng có nghĩa là cuối cùng thì các nguồn lợi thế cạnh tranh cũ đa phần sẽ biến mất.

4 động lực chuyển đổi số

Có bốn động lực (drivers) chính đằng sau.

4 động lực chuyển đổi số4 động lực chuyển đổi số

Ngoại tác mạng lưới (NETWORK EXTERNALITIES)

Đầu tiên là tác động ngoại lai mạng lưới (network externalities hay network effects, ở Việt Nam trong kinh tế vi mô thường dịch là ngoại tác mạng lưới hoặc ngoại tác kết nối). Ý nghĩa chính của nó là một hàng hóa hoặc dịch vụ có thể gia tăng giá trị khi nhiều người khác tiêu thụ nó. Ví dụ kinh điển là điện thoại. Nếu bạn là người đầu tiên có một chiếc điện thoại thì cũng không có ý nghĩa gì lắm. Bạn muốn cũng không biết gọi ai. Nhưng khi gia đình, bạn bè bắt đầu có điện thoại, giá trị của việc bạn sở hữu một chiếc điện thoại bắt đầu tăng lên. Ví dụ khác là Facebook. Ngày càng nhiều người sử dụng Facebook, bạn càng thấy nó hữu ích - tìm lại được bạn cũ, đồng nghiệp, kết nối và chia sẻ, các giá trị ngày càng tăng lên khi người dùng Facebook hơn. Tương tự với các hệ điều hành, vì khi ngày càng có nhiều người sử dụng cùng một hệ điều hành, việc trao đổi sẽ dễ dàng hơn. Trên nền tảng đó, lại có các ứng dụng và phần mềm khác. Hiện nay, dường như Microsoft đang thống trị về máy tính cá nhân (Windows), và Apple và Google đang cạnh tranh về hệ điều hành di động (iOS và Android).

Các thị trường mà người thắng được tất cả (WINNER-TAKE-ALL MARKETS)

Và điều này dẫn đến điểm thứ hai, người chiến thắng chiếm được tất cả thị trường. Ngoại tác mạng lưới trong nền kinh tế số có xu hướng tạo ra các thị trường mà người chiến thắng có tất cả, nơi một người chơi chiếm ưu thế vượt trội trong ngành. Facebook, Google, Amazon, Apple đều cố gắng bằng mọi cách tạo ra về bản chất, một vị thế bán độc quyền, nơi họ có lợi thế này, và chính bốn công ty này cũng đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt với nhau.

Công nghệ nền tảng (PLATFORM TECHNOLOGIES)

Động lực thứ ba là những công nghệ nền tảng. Internet là ví dụ điển hình. Đây là công nghệ cơ bản đóng vai trò nền tảng có giá trị lớn trên nhiều lĩnh vực và cho phép các công ty khác nhau kết nối theo nhiều cách khác nhau. Điện thoại di động, điện toán đám mây, v.v. là những ví dụ khác về công nghệ nền tảng. Tất nhiên, động lực này không chỉ giới hạn ở kỹ thuật số. Nếu chúng ta nghĩ về ô tô và sự ra đời của ô tô cách đây 100 năm, nó có tác động tương tự theo nghĩa là toàn bộ các nhà cung cấp và dịch vụ tăng trưởng quanh ngành xe hơi để hỗ trợ. Thật thú vị khi nghĩ ngành công nghiệp ô tô trải qua một lần nữa sự đột phá thông qua các phương tiện tự động và xe điện - một sự thay đổi tương tự trong công nghệ nền tảng, làm phát sinh một số người chơi và mô hình kinh doanh khác nhau trong ngành.

Công nghệ nền tảng dẫn tới một thứ nữa mà chúng ta sẽ đề cập đến, là mô hình kinh doanh nền tảng (platform business). Những ví dụ mà chúng ta nghe đến như Uber, Grab, Airbnb, v.v. đang cố gắng chiếm lĩnh và thống trị các mảng kinh doanh nhất định thông qua việc trở thành nền tảng cho người bán/ người mua và các đối tượng khác trên thị trường.

Năng lực bổ trợ (COMPLEMENTARY CAPABILITIES)

Động lực thứ tư là năng lực bổ sung. Năng lực bổ sung là các cách khác để phân phối giá trị. Trong một thế giới của ngoại tác mạng lưới, các thị trường mà người chiến thắng có được tất cả và sự nổi lên của các công nghệ nền tảng, cách bạn có thể cạnh tranh là một số năng lực cụ thể cho phép bạn tận dụng những nền tảng này. Đó có thể là khả năng sản xuất hay cung cấp một dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Khả năng này cũng cần phải khác biệt một chút, bởi như vậy mới chỉ có bạn có thể đem lại giá trị, phổ biến trên công nghệ nền tảng và có lợi thế "bán độc quyền".

Tóm lại, khi nghĩ về chuyển đổi số và các khả năng có thể trong ngành, bạn hãy nghĩ tới 4 động lực nền tảng này và cách chúng có thể tác động tới cách ngành phát triển tới cuối cùng, và cách bạn có thể cạnh tranh.

4 nguồn lợi thế cạnh tranh truyền thống không còn đúng

Khi chúng ta nói tới các động lực cạnh tranh, ta sẽ thấy cuối cùng thì các nguồn lợi thế cạnh tranh cũ phần lớn sẽ biến mất. Chúng ta sẽ nghiên cứu 4 nguồn lợi thế cạnh tranh truyền thống không còn đúng nữa trong chuyển đổi số.

4 nguồn lợi thế cạnh tranh. Nguồn: BCG4 nguồn lợi thế cạnh tranh. Nguồn: BCG

Độc quyền tự nhiên

Đầu tiên, những thứ như độc quyền tự nhiên được hình thành thông qua sự khan hiếm tài nguyên, tuy vẫn còn quan trọng ngày nay. Yếu tố quan trọng nhất trong bất động sản là vị trí, và dù yếu tố vị trí ở ngành này vẫn đúng thì trong nhiều ngành khác, địa điểm và không gian đang trở nên kém quan trọng. Ví dụ rõ ràng là bán lẻ. Khi bán lẻ trực tuyến lên ngôi thì những lợi thế về vị trí địa lý trở nên ít quan trọng hơn.

Quy mô

Một lĩnh vực lợi thế cạnh tranh truyền thống khác đang bị đe dọa, là quy mô hay nền kinh tế dựa trên quy mô. Lý thuyết cho rằng sản xuất càng nhiều, chi phí sản xuất càng thấp và điều đó có thể mang đến lợi thế cạnh tranh cho bạn. Điều chúng ta dễ dàng nhận thấy là để mở rộng quy mô trong môi trường kỹ thuật số thường khá dễ dàng và gần như không tốn kém. Hãy xem lại Facebook, xuất phát điểm là hai chàng trai trong ký túc xá Harvard tới doanh nghiệp một tỷ đô la chỉ trong vài năm. Khả năng tận dụng nền tảng kỹ thuật số để mở rộng quy mô kinh doanh và công nghệ lớn hơn rất nhiều so với trước đây.

Đường cong học tập (LEARNING CURVE)

Lợi thế thứ ba gọi là đường cong học tập. Thuật ngữ Đường cong học tập đề cập đến mối quan hệ giữa quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm đối với kết quả là những tiến bộ đạt được. Ý tưởng chính của nó là càng nhiều thời gian bạn bỏ ra học để đối phó với một công nghệ mới, một vấn đề mới, bạn càng cải thiện hiểu biết về nó, và có lợi thế so với những người khác. Trong thới đại số, với tính phổ biến của thông tin và các nguồn dữ liệu khác dễ dàng tìm được trên internet, mọi người có thể bắt kịp một cách tương đối nhanh chóng các thông tin giá trị về sản phẩm, dịch vụ hay cách phân phối mới.

Tích hợp chiều dọc

Thứ tư là tích hợp theo chiều dọc. Trong lịch sử, các công ty công nghiệp lớn có thể tích hợp theo chiều dọc như một cách để tạo ra giá trị, đồng thời ngăn chặn những người khác cố gắng cạnh tranh với họ trên thị trường. Công nghệ kỹ thuật số giúp mọi người ngày càng dễ dàng phá vỡ chuỗi cung ứng dọc, và tập trung chuyên môn vào các thành phần khác nhau của chuỗi. Lấy ví dụ, ở nhiều trường đại học nước ngoài như Darden, Standford, Havard, v.v. Trước kia để phát triển một sản phẩm, sinh viên sẽ phải nghiên cứu xem các đặc tính của nó, chất liệu, sẽ sản xuất như thế nào, đưa vào mạng lưới phân phối ra sao và lo đủ thứ khác nữa. Còn giờ đây, họ có thể tập trung phát triển ý tưởng, làm hợp đồng trực tuyến với nhà sản xuất ở Trung Quốc, tiếp thị trên mạng, dùng internet làm kênh phân phối, thậm chí không thực sự chạm tay vào sản phẩm họ thiết kế, và vẫn có thể phân phối trên thị trường rộng lớn, toàn cầu. Điều này làm nổi bật một tác động lớn hơn mà kỹ thuật số đang mang lại. Khi công nghệ số trở nên phổ biến hơn, chi phí giao dịch bắt đầu giảm. Đó là các chi phí khi có nhiều bên tham gia vào quá trình mua bán, như chi phí vận chuyển chẳng hạn. Các đơn vị nhỏ giờ đây có thể tham gia vào và phân chia lại giá trị trong chuỗi. Ví dụ ngành dịch vụ tài chính. Bạn sẽ không thấy cùng một lúc cả ngành thay đổi. Không như kiểu ông nào bước vào và cạnh tranh trực tiếp với BOA (Bank of America) trên tất cả các mảng kinh doanh. Thực tế là các công ty như PayPal, Venmo và Bitcoin đều tham gia, và lấy nhiều phần khác nhau của chiếc bánh dịch vụ tài chính tổng thể. Đây là thứ chúng ta gọi là FinTech và FinTech ngay hiện nay đã là tiềm năng đột phá ngành tài chính trên diện rộng.

Nguồn chuyendoi.so

Cảm ơn BMA E-Commerce!

Bài viết khác
Lợi ích của Phòng IT thuê ngoài?
Lợi ích của Phòng IT thuê ngoài?

Phòng IT thuê ngoài, hay còn gọi là dịch vụ IT dựa trên mô hình outsource, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, nhất là đối với những công ty không chuyên về công nghệ thông tin. ...